"[Đài Loan] Nantou 南投"

[Đài Loan] Di Lặc Phật Viện 彌勒佛院 - nơi có pho tượng Phật Di Lặc cao nhất Đài Loan

[Đài Loan] Đại học quốc gia Chiao Tung 國立交通大學

Nhật Bản

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2020

HƯỚNG DẪN CHO TÂN SV KIT LẦN ĐẦU ĐẾN KYOTO

*Xem tốt nhất trên máy tính.

Di chuyển từ sân bay Kansai (KIX) đến Kyoto

Thông thường, sinh viên trao đổi và sinh viên quốc tế năm nhất của trường KIT sẽ được bố trí ở tại địa chỉ (bạn nên ghi lại để dùng khi cần):
  • Marikoji Kaikan, 6-2 Yoshidaizumidonocho Sakyo-ku Kyoto City 606-8301.
  • まりこうじ会館, 京都市左京区吉田泉殿町 6-2 まりこうじ会館, 606-8301.
Để đi từ Sân bay Kansai đến Marikoji Kaikan, chọn 1 trong 3 cách di chuyển sau:
Taxi: 4300 - 4600 JPY, có Wi-Fi, đưa về tận nơi
Nên đặt chỗ trước ít nhất 3 ngày qua website nếu bạn muốn đi bằng taxi. Có 2 hãng phục vụ đưa đón giữa sân bay Kansai và Kyoto:
+ MK Skygate Shuttles
+ Yasaka Kanku Shuttles

Xe khách hãng KATE (Osaka Airport Limousine): 2600 JPY, có Wi-Fi, chỉ đưa tới một số điểm dừng ở Kyoto
Từ sân bay, bạn ra cổng số 2 để tìm quầy mua vé xe khách đi Kyoto. Để tránh rắc rối, bạn nên nhờ nhân viên quầy chỉ cách mua vé, nhớ hỏi cho kỹ thời gian khởi hành và chỗ chờ lên xe. Về việc chọn điểm xuống xe, tốt nhất nên chọn Sanjo Keihan. Tại đây, bạn nhờ người quen ra rước, hoặc đi bus, hoặc đi taxi đến chỗ ở.
Bảng giờ xe chạy và giờ dự kiến tới các điểm dừng: https://www.kate.co.jp/en/timetable/detail/KY
Nơi chờ lên xe và hình dáng chiếc xe như trong hình (năm 2019):

Xe điện (Airport Express “Haruka” của hãng JR West): chỉ đưa tới ga Kyoto
Xem bảng giờ chạy của tuyến Haruka tại đây. Đừng nên chọn phương án này nếu bạn chưa có kinh nghiệm đi xe lửa. Vả lại điểm dừng ở Ga Kyoto, tại đây bạn phải bắt các phương tiện khác để về tới chỗ ở.

Nhu cầu mua sắm những ngày đầu

Click vào tên những địa điểm sau để dẫn đến vị trí trên Google Maps:
  • Tòa nhà Daikoku ダイコク: gồm tiệm thuốc ở tầng 1, và cửa hàng 100 yên ở tầng 2. Nên mua các nhu yếu phẩm tại đây (móc máng đồ, thảm giậm chân, chén muỗng đũa, nước giặt đồ, nước rửa chén, đồ nấu ăn, kẹo bánh, chấu chuyển chuôi điện, gạo Nhật bọc 5kg,...).
  • Siêu thị Grace, siêu thị Seisenkan Nakamura, hoặc chợ Demachi: nơi mua bánh, trái cây, thịt và rau củ quả.
  • Cửa hàng Gakusei Recycle 学生リサイクル: săn đồ secondhand giá rẻ như nồi cơm điện, lò vi sóng, ấm nước, xe đạp,...

Nhu cầu ăn uống giá bình dân

  • Căn tin trường (Ortus): bao rẻ
  • Quán cơm bò Matsuya: kêu món và trả tiền trước thông qua màn hình cảm ứng khi vừa vô cửa. Có menu tiếng Anh.
  • Nhà hàng Ý Saizeriya: chuỗi nhà hàng với giá bình dân nhất cho các món Tây
  • Ăn sáng: mua bánh ở cửa hàng 100 yen hoặc các siêu thị để sẵn ở phòng mà ăn sáng. Hoặc ra quán cơm bò Matsuya cũng có phục vụ ăn sáng

Nhu cầu đi lại

Trước khi nói đến nhu cầu đi lại, bạn cần biết mình đang ở đâu trong bản đồ bên dưới:

Mấu chốt nhất của bản đồ là 2 dòng sông Kamo và Takano, bạn cần nhớ hướng hai dòng sông này trong những ngày đầu đến Kyoto, và lấy đó làm mốc để nhớ đường đi. Các tuyến đường ngang và dọc trong bản đồ là các tuyến đường chính và có nhiều tuyến xe buýt chạy hơn.
Về phương tiện đi lại trong phạm vi Kyoto, có các phương tiện phổ biến sau:
  • Kyoto bus 京都市バス: Giá chung cho mỗi lần xuống xe là 230 JPY/người lớn. Có thể thanh toán bằng tiền xu, vé mua sẵn, hoặc thẻ Icoca. Lưu ý rằng nếu thanh toán bằng tiền xu, bạn phải chuẩn bị đúng 230 JPY, dư không thối. Nếu muốn đi bus thả ga trong một ngày ở Kyoto, khi lên xe bạn gặp trực tiếp tài xế và mua thẻ Bus One Day Pass, giá chỉ 600 JPY. Trạm xe buýt gần Marikoji nhất tên là Hyakumanben 百万遍, xem giờ chạy các tuyến xe ở Hyakumanben tại đây.
  • Xe điện 電車 (Densha): Giá xe điện tùy theo đoạn đường đi, bạn mua vé qua máy bán vé đặt tại ga, hoặc dùng thẻ Icoca để thanh toán. Ga xe điện gần Marikoji nhất là Demachi Yanagi 出町柳駅, tại đây có hai tuyến xe điện là: Keihan Line đi theo hướng Osaka, Eizan Line đi theo hướng đền Kibune & chùa Kurama. Các trạm dừng xe điện chỉ có ở bờ phải sông Kamo (xem bản đồ trên).
  • Tàu điện ngầm 地下鉄 (Chikatetsu, Subway): Giá tàu tùy theo đoạn đường đi, bạn mua vé qua máy bán vé đặt tại ga, hoặc dùng thẻ Icoca để thanh toán. Nếu muốn đi subway thả ga trong một ngày ở Kyoto, khi lên xe bạn gặp trực tiếp tài xế và mua thẻ Subway One Day Pass, giá chỉ 600 JPY. Tại Kyoto có hai tuyến subway chính là: Karasuma Line (line xanh) và Tozai Line (line cam). Các trạm dừng subway chỉ có ở bờ trái sông Kamo.

Các liên kết hữu ích cho SV trường KIT

Click vào đây để chuyển đến nội dung cần xem!
Sinh viên trao đổi ngắn hạn không cần quân tâm phần này.

(Nguyễn Mỹ - 2/2020)

Thứ Hai, 10 tháng 2, 2020

GOSHUINCHO - BỘ SƯU TẬP CHU ẤN

GOSHUIN LÀ GÌ

Hầu hết các đền chùa ở Nhật đều có chu ấn (con dấu đỏ) gọi là goshuin 御朱印, kèm theo đó là cách trình bày thư pháp mang nét độc đáo của riêng mình. Thời xưa, chu ấn chỉ được cấp cho những người làm công quả giúp đền chùa sao chép kinh kệ. Các chu ấn được lưu giữ trang trọng trong một quyển sổ gọi là goshuincho 御朱印帳 (sổ tay Ngự Chu Ấn). Theo dòng chảy thời gian, việc sao chép kinh kệ bằng cách viết tay không còn cần thiết như trước nữa. Và chu ấn không chỉ dành riêng cho người làm công quả, mà còn được cấp cho những ai mong muốn. Gần đây, việc sưu tập chu ấn trở thành trào lưu của một số giới trẻ Nhật và du khách, nhằm ghi lại những trải nghiệm đã qua tại các đền chùa của xứ hoa anh đào.

CÁC LOẠI SỔ TAY GOSHUINCHO

Thông thường, sổ tay goshuincho được thỉnh ngay tại các đền chùa với mức phí từ 1000 - 1500 yen. Thiết kế bìa của goshuincho mang đặc trưng riêng của mỗi đền chùa, một số nơi có nhiều mẫu để bạn chọn lựa. Goshuincho của chùa thường có họa tiết đơn giản hơn goshuincho của đền. Bìa trước có dòng chữ 御朱印帳 (goshuincho), bìa sau in tên đền chùa đã phát hành.

Về chất liệu bìa, đa số là bìa lụa, ngoài ra một số nơi còn phát hành dạng bìa gỗ trông rất truyền thống. Goshuincho thường được kèm theo bìa bao nhựa hoặc túi đựng để bảo vệ. Dù gọi là sổ tay, nhưng thực ra goshuincho ở dạng sớ, tức nhiều trang dính liền nhau rồi gấp lại.

Một sổ tay goshuincho thường chứa được khoảng 40 chu ấn nếu đóng dấu cả 2 mặt giấy. Một sổ tay có thể dùng chung để lưu giữ các chu ấn của cả đền Shinto và chùa Phật giáo.

LÀM SAO ĐỂ CÓ MỘT CHU ẤN GOSHUIN?

Tại mỗi đền chùa bạn đến thường sẽ có quầy chuyên đóng ấn, các quầy này thường có gắn bảng ghi chữ 御朱印 hoặc 朱印. Nếu không biết chỗ, bạn có thể hỏi "御朱印はあります か goshuin wa arimasu ka?" (ở đây có chu ấn không?) hoặc "御朱印はどこで手に入れようか Goshuin wa doko de te ni ireyou ka" (cho hỏi lấy chu ấn ở đâu?).

Khi đến quầy đóng ấn, mở sổ goshuincho và lật sẵn trang trống mà bạn muốn. Nếu không biết tiếng Nhật, chỉ cần nói "Onegai shimasu" (làm ơn) với người phụ trách đóng ấn. Sau đó chọn một mẫu ấn (nếu nơi đó có nhiều mẫu) và đóng phí (300 - 500 yen). Thông thường, ấn được in trực tiếp vào sổ goshuincho kèm theo thư pháp (手書きの御朱印 tegaki no goshuin). Tuy nhiên, một số nơi phát hành ấn in trong giấy rời (用紙の御朱印 yōshi no goshuin).

Những nơi có đông người thỉnh ấn, việc đóng ấn và ghi thư pháp cần nhiều thời gian hơn. Vì thế khi nộp sổ, bạn được đưa một thẻ chờ có số để chút xíu quay lại lấy sổ. Khi nhận lại sổ goshuincho, đừng quên nói lời cảm ơn ("arigatou gozaimasu").

HÌNH THỨC MỘT CHU ẤN GOSHUIN

"Chu ấn" trong tiếng Nhật là shuin 朱印, tiền tố go 御 được thêm vào như một kính ngữ, từ đó ghép lại thành goshuin 御朱印 (Ngự Chu Ấn). Ấn là phần con dấu bằng mực đỏ, kết hợp với ấn là phần thư pháp bằng mực đen. Phần thư pháp gồm có các nội dung: văn tự chính mang ý nghĩa đặc biệt nào đó, tên đền chùa, ngày đóng ấn, và chữ 奉拝 (kính bái).

MỘT SỐ HÌNH ẢNH SỔ TAY GOSHUINCHO THỈNH TẠI KYOTO

Goshuincho từ các đền Shinto:

Goshuincho từ chùa Phật:

Các mẫu khác: link

Thứ Hai, 3 tháng 2, 2020

TỪ VỰNG VỀ THỰC PHẨM NHẬT

Trái cây theo mùa (Fruit by season)

Rau củ quả (Vegetable)

Thịt và hải sản (Meats and seafood)

TRÊN BỜ:
牛肉, gyū niku, beef
鶏肉, tori niku, chicken
鴨肉, kamo niku, duck
豚肉, buta niku, pork
DƯỚI NƯỚC:
あわび, awabi, abalone
あさり, asari, clam, sò
タラ, tara, cod, cá tuyết
カニ, kani, crab
魚, sakana, fish
たこ, tako, octopus
カキ, kaki, oyster, hàu
サーモン, sāmon, salmon, cá hồi
うに, uni, sea urchine
エビ, ebi, shrimp
いか, ika, squid
ツナ, tsuna, tuna, cá ngừ

Gia vị (Spices)

天かす, tenkasu, tempura flakes: viên tempura chiên sẵn
ごま, goma, sesame: mè
鰹節, katsuobushi, bonito flakes: cá bào sợi

(Nguyễn Mỹ - 2/2020)

Thứ Bảy, 1 tháng 2, 2020

NHẬT BẢN THEO DÒNG LỊCH SỬ

Lưu ý: Bài này vẫn chưa viết xong!

Cổ đại

Thời kỳ Jōmon 縄文
Vào cuối kỷ băng hà, khoảng 10.000 năm trước, một nền văn hóa có tên là Jomon đã phát triển. Người Jomon sống nghề săn bắt hái lượm, mặc đồ lông thú, ở nhà gỗ và chế tác đồ đạc bằng đất sét.

Thời kỳ Yayoi 弥生
Những người Yayoi đã đến lục địa Nhật Bản và đem theo nghề gia công kim loại, trồng lúa và dệt. Bằng chứng DNA cho thấy những người này đến từ vùng Hàn Quốc ngày nay.

Thời kỳ Kofun/Cổ-Phần 古墳 (c. 250–538)
Chính sử Nhật Bản bắt đầu từ đây. Vào thời này, các lãnh chúa thể hiện uy thế thông qua việc xây dựng các khu lăng mộ kofun bằng đá lớn (hoặc còn được gọi là tumuli). Các kofun thường được bao quanh bởi nhiều tác phẩm điêu khắc bằng đất sét in hình chiến binh và ngựa.

Hậu cổ đại

Thời Asuka 飛鳥 (538–710)
Phật giáo, Hán tự và thư pháp đến Nhật Bản và được chuộng bởi tầng lớp quý tộc, trong khi nông dân vẫn theo Thần đạo.
Công trình nổi tiếng: chùa Horyu-ji/Pháp-Long-Tự 法隆寺 ở Nara, được lệnh xây bởi thái tử Shōtoku 聖徳. Đây là công trình gỗ cổ xưa nhất thế giới, cũng là điểm nhấn khởi đầu của Phật giáo tại Nhật Bản.

Thời Nara 奈良 (710–794)
Năm 710, thủ đô Heijō 平城 (Nara ngày nay) được xây dựng phỏng theo thành Trường An của nhà Đường bên Trung Quốc.
Hai quyển sách đầu tiên xuất hiện: Kojiki 古事記 và Nihon Shoki 日本書紀, chứa biên niên sử và huyền thoại về nguồn gốc của Nhật Bản, trong đó mô tả dòng dõi hoàng tộc là hậu duệ của các vị thần.
Nửa sau thế kỷ 8, tập thơ Man'yōshū 万葉集 hay nhất Nhật Bản ra đời.
Thời này, thiên tai dịch bệnh đã giết khoảng 1/4 dân số. Thấy vậy, thiên hoàng Shōmu 聖武天皇 nghĩ rằng do mình thiếu ngoan đạo, cho nên ông đã hoàng dương Phật pháp đến toàn dân. Chùa Tōdai-ji 東大寺 với pho tượng Phật bằng đồng lớn nhất thế giới vì thế được xây dựng.

Thời Heian 平安 (794–1185)
Năm 784, thủ đô được dời đến Nagaoka, sau đó vào năm 794 lại dời đến Heian 平安 (Kyoto ngày nay) cho đến năm 1868.
Đây là thời kỳ mà văn hóa của Nhật Bản phát triển nhanh chóng với đa dạng các loại hình nghệ thuật, thơ ca và văn xuôi. Các chiến binh samurai cũng xuất hiện vào thời gian này.
Thơ văn tiêu biểu: Kokinshū 古今集, Tosa Nikki 土佐日記 và Genji monogatari 源氏物語.
Chùa tiêu biểu: Byōdō-in 平等院.

Trung cổ và cận đại

Thời kỳ Kamakura 鎌倉 (1185–1333)
Người đứng đầu các chiến binh Samurai, được gọi là shogun/tướng-quân 将軍, đã tiếp quản chính phủ vào năm 1185 và cai trị Nhật Bản dưới danh nghĩa hoàng đế cho đến năm 1868. Từ bakufu 幕府/mạc-phủ được dùng để chỉ chính phủ do tướng quân lãnh đạo.
Thời kỳ này, nhờ hai cơn bão kỳ diệu mà mạc phủ Kamakura đã đẩy lùi các cuộc tấn công của quân Mông Cổ vào năm 1274 và 1281.
Phật giáo của giới tinh hoa đã được đưa đến đại chúng bởi các nhà sư nổi tiếng như Hōnen 法然, người đã sáng lập Phật giáo Tịnh độ, và Nichiren 日蓮, người sáng lập Phật giáo Nichiren. Thiền tông lan truyền rộng rãi trong tầng lớp samurai.

Thời kỳ Muromachi 室町 (1333–1568) cho đến Edo 江戸 (1600–1868)
Thiên hoàng Go-Daigo 後醍醐天皇 đã lật đổ Mạc phủ vào năm 1331 dẫn đến cuộc nội chiến giữa bắc triều và nam triều.
Năm 1397, Kinkaku-ji 金閣寺 được xây dựng bởi shougun Ashikaga Yoshimitsu.
Sau nội chiến, các lãnh chúa mạnh được gọi là daimyo 大名 đã gia tăng quyền lực và cai trị đến cuối thời Edo (1868), còn được gọi là Mạc phủ Tokugawa.

Hiện đại

Thời kỳ Meiji 明治 (1868–1912)
Năm 1568, một chế độ quân chủ lập hiến mới được thành lập, đứng đầu là Thiên hoàng Meiji/Minh-Trị. Sức mạnh của các shogun đã chấm dứt. Edo được đổi tên thành Tokyo 東京 và trở thành thủ đô chính thức của Nhật Bản.
Chính phủ Meiji đã thúc đẩy Tây phương hóa rộng rãi và thuê hàng trăm cố vấn từ các quốc gia phương Tây trong các lĩnh vực như giáo dục, ngân hàng, luật, quân sự và giao thông để phát triển quốc gia. Nhật Bản bắt đầu dùng Tây lịch, quần áo phương Tây và kiểu tóc phương Tây.

Thời kỳ Taishō 大正 (1912–1926)
Sau cái chết của Thiên hoàng Meiji, con trai ông đã trở thành Thiên hoàng Taisho. Do Taisho mang căn bệnh kinh niên nên khiến ông khó khăn trong việc cai trị và vì thế cho phép cơ quan lập pháp của đất nước đưa ra những cải cách dân chủ mới. Trong Thế chiến I, Nhật Bản chính thức cai trị Triều Tiên và giành quyền kiểm soát miền bắc Trung Quốc.

Thời kỳ Shōwa 昭和 (1926–1989)
Triều đại 63 năm của Thiên hoàng Hirohito là thời gian trị vì lâu nhất trong lịch sử Nhật Bản. Hai mươi năm đầu tiên được đặc trưng bởi sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc cực đoan và một loạt các cuộc chiến tranh bành trướng. Sau thất bại trong Thế chiến II, Nhật Bản lần đầu tiên bị các cường quốc nước ngoài chiếm đóng, và sau đó nổi lên trở thành một cường quốc kinh tế thế giới.

Thời kỳ Heisei 平成 (1989–2019)

Thời kỳ Reiwa 令和 (2019 đến nay)

(Nguyễn Mỹ - 2/2020)