Lưu ý: Bài này vẫn chưa viết xong!
Cổ đại
Thời kỳ Jōmon 縄文 Vào cuối kỷ băng hà, khoảng 10.000 năm trước, một nền văn hóa có tên là Jomon đã phát triển. Người Jomon sống nghề săn bắt hái lượm, mặc đồ lông thú, ở nhà gỗ và chế tác đồ đạc bằng đất sét. |
Thời kỳ Yayoi 弥生 Những người Yayoi đã đến lục địa Nhật Bản và đem theo nghề gia công kim loại, trồng lúa và dệt. Bằng chứng DNA cho thấy những người này đến từ vùng Hàn Quốc ngày nay. |
Thời kỳ Kofun/Cổ-Phần 古墳 (c. 250–538) Chính sử Nhật Bản bắt đầu từ đây. Vào thời này, các lãnh chúa thể hiện uy thế thông qua việc xây dựng các khu lăng mộ kofun bằng đá lớn (hoặc còn được gọi là tumuli). Các kofun thường được bao quanh bởi nhiều tác phẩm điêu khắc bằng đất sét in hình chiến binh và ngựa. |
Hậu cổ đại
Thời Asuka 飛鳥 (538–710)![]() Công trình nổi tiếng: chùa Horyu-ji/Pháp-Long-Tự 法隆寺 ở Nara, được lệnh xây bởi thái tử Shōtoku 聖徳. Đây là công trình gỗ cổ xưa nhất thế giới, cũng là điểm nhấn khởi đầu của Phật giáo tại Nhật Bản. |
Thời Nara 奈良 (710–794) ![]() Hai quyển sách đầu tiên xuất hiện: Kojiki 古事記 và Nihon Shoki 日本書紀, chứa biên niên sử và huyền thoại về nguồn gốc của Nhật Bản, trong đó mô tả dòng dõi hoàng tộc là hậu duệ của các vị thần. Nửa sau thế kỷ 8, tập thơ Man'yōshū 万葉集 hay nhất Nhật Bản ra đời. Thời này, thiên tai dịch bệnh đã giết khoảng 1/4 dân số. Thấy vậy, thiên hoàng Shōmu 聖武天皇 nghĩ rằng do mình thiếu ngoan đạo, cho nên ông đã hoàng dương Phật pháp đến toàn dân. Chùa Tōdai-ji 東大寺 với pho tượng Phật bằng đồng lớn nhất thế giới vì thế được xây dựng. |
Thời Heian 平安 (794–1185) Đây là thời kỳ mà văn hóa của Nhật Bản phát triển nhanh chóng với đa dạng các loại hình nghệ thuật, thơ ca và văn xuôi. Các chiến binh samurai cũng xuất hiện vào thời gian này. Thơ văn tiêu biểu: Kokinshū 古今集, Tosa Nikki 土佐日記 và Genji monogatari 源氏物語. Chùa tiêu biểu: Byōdō-in 平等院. |
Trung cổ và cận đại
Thời kỳ Kamakura 鎌倉 (1185–1333)![]() Thời kỳ này, nhờ hai cơn bão kỳ diệu mà mạc phủ Kamakura đã đẩy lùi các cuộc tấn công của quân Mông Cổ vào năm 1274 và 1281. Phật giáo của giới tinh hoa đã được đưa đến đại chúng bởi các nhà sư nổi tiếng như Hōnen 法然, người đã sáng lập Phật giáo Tịnh độ, và Nichiren 日蓮, người sáng lập Phật giáo Nichiren. Thiền tông lan truyền rộng rãi trong tầng lớp samurai. |
Thời kỳ Muromachi 室町 (1333–1568) cho đến Edo 江戸 (1600–1868) Năm 1397, Kinkaku-ji 金閣寺 được xây dựng bởi shougun Ashikaga Yoshimitsu. Sau nội chiến, các lãnh chúa mạnh được gọi là daimyo 大名 đã gia tăng quyền lực và cai trị đến cuối thời Edo (1868), còn được gọi là Mạc phủ Tokugawa. |
Hiện đại
Thời kỳ Meiji 明治 (1868–1912)![]() Chính phủ Meiji đã thúc đẩy Tây phương hóa rộng rãi và thuê hàng trăm cố vấn từ các quốc gia phương Tây trong các lĩnh vực như giáo dục, ngân hàng, luật, quân sự và giao thông để phát triển quốc gia. Nhật Bản bắt đầu dùng Tây lịch, quần áo phương Tây và kiểu tóc phương Tây. |
Thời kỳ Taishō 大正 (1912–1926) Sau cái chết của Thiên hoàng Meiji, con trai ông đã trở thành Thiên hoàng Taisho. Do Taisho mang căn bệnh kinh niên nên khiến ông khó khăn trong việc cai trị và vì thế cho phép cơ quan lập pháp của đất nước đưa ra những cải cách dân chủ mới. Trong Thế chiến I, Nhật Bản chính thức cai trị Triều Tiên và giành quyền kiểm soát miền bắc Trung Quốc. |
Thời kỳ Shōwa 昭和 (1926–1989) Triều đại 63 năm của Thiên hoàng Hirohito là thời gian trị vì lâu nhất trong lịch sử Nhật Bản. Hai mươi năm đầu tiên được đặc trưng bởi sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc cực đoan và một loạt các cuộc chiến tranh bành trướng. Sau thất bại trong Thế chiến II, Nhật Bản lần đầu tiên bị các cường quốc nước ngoài chiếm đóng, và sau đó nổi lên trở thành một cường quốc kinh tế thế giới. |
Thời kỳ Heisei 平成 (1989–2019) |
Thời kỳ Reiwa 令和 (2019 đến nay) |
(Nguyễn Mỹ - 2/2020)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét